Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2019

Một bài hay 1 - 29/11/2019

Problem 1. Cho số nguyên tố p lẻ. Chứng minh rang với mọi $k\in \left\{1,2,...,p\right\}$ thì số $A_k=\frac{2^{p!}-1}{2^{k-1}}$ luôn chia hết cho $p$. Proof. Xét các trường hợp sau: Với k khác p và p-1, ta có: $2^{p!}-1=2^{k(p-1)mp}-1$ $=[2^{k(p-1)}-1][(2^{k(p-1)})^{mp-1}+(2^{k(p-1)})^{mp-2}+...+2^{k(p-1)}+1]$ $=(2^{k}-1)[(2^{k})^{p-2}+(2^{k})^{p-3}+...+2^{k}+1][(2^{k(p-1)})^{mp-1}+(2^{k(p-1)})^{mp-2}+...+2^{k(p-1)}+1]$ trong đó $m=\frac{p!}{k(p-1)p}\in \mathbb{Z}^{+}$. Theo định lý Fermat nhỏ thì: $(2^{k(p-1)})^{mp-1}+(2^{k(p-1)})^{mp-2}…+2^{k(p-1)}+1\equiv 1^{mp-1}+1^{mp-2}+...+1+1\equiv mp\equiv 0(\text{ mod p})$ Do đó: $A_k=\frac{2^{p!}-1}{2^{k}-1}$ chia hết cho $p$. Với $k=p-1$, ta có: $2^{p!}-1=(2^{p(p-1)})^{(p-2)!}-1=[2^{p(p-1)}-1][(2^{p(p-1)})^{(p-2)!-1}+...+2^{p(p-1)}+1]$ $=(2^{p-1}-1)[(2^{p-1})^{p-1}+...+2^{p-1}+1][(2^{p(p-1)})^{(p-2)!-1}+...+2^{p(p-1)}+1]$ Theo định lý Fermat nhỏ thì  $(2^{p-1})^{p-1}+...+(2^{p-1})+1\equiv 1^{p-1}+...+1+1\equiv p

Định lý thặng dư Trung Hoa

Định lý thặng dư Trung Hoa được coi là một trong những viên kim cương trong số học sơ cấp. Đây có thể coi là một định lý quan trọng lý thuyết đồng dư, trong bài viết này hi vọng trao đổi cùng bạn đọc một số ứng dung của nó trong việc giải một số bài toán phổ thông. 1. Nội dung định lý và chứng minh. Định lý thặng dư Trung Hoa được phát biểu như sau: Cho $m_1,m_2,...,m_n$ là n số nguyên dương đôi một nguyên tố cùng nhau và $a_1,a_2,...,a_n$ là n số nguyên bất kì. Khi đó hệ phương trình đồng dư $x\equiv a_i(\text{ mod }m_i)$ có nghiệm và nghiệm này là duy nhất theo mod $m_1m_2....,m_n$. Trước hết ta hay nhìn lại vấn đề được ra, có hai vấn đề chúng ta cần quan tâm ở đây: Thứ nhất là tính giải được của hệ phương trình đồng dư này, thứ hai là tính duy nhất của nghiệm. Bây giờ ta hay tiếp cận bài toán, đương nhiên ta chỉ cần chứng minh cho trường hợp n=2, các trường hợp n>2 là hệ quả của trường hợp này (giải thích tại sao ?): Có rất nhiều cách chứng minh bài toán này, dưới đây là m

Bổ đề số học hay và ứng dụng - Lê Xuân Đại - THTT số 509

Bài viết này đề cập đến một tính chat hay và đẹp đẽ của số học cùng với ứng dung của nó trong việc giải các bài toán chia hết cấp trung học cơ sở. Nội dung của nó được phát biểu dưới dạng bổ đề sau: Bổ đề: Cho a là số nguyên, p là số nguyên dương và h là số nguyên dương nhỏ nhất thỏa mãn $a^{h}\equiv (\text{ mod }p )$. Khi đó nếu $n$ là số nguyên dương thỏa mãn $a^{n}\equiv  1(\text{ mod }p)$ thì $n$ chia hết cho $h$. Chứng minh. Ta biểu diễn $n=kh+r,0\le r<h$. Khi đó: $a^{n}=a^{kh+r}=(a^{h})^{k}.a^{r}\equiv a^{r}(\text{ mod }p)$. $\implies a^{r}\equiv 1(\text{ mod }p)(*)$. Nếu $r>0$ thì từ $(*)$ dẫn đến mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của $h$. Vậy $r=0$, tức là $n$ chia hết cho $h$. Nhận xét. Rõ rang chiều ngược lại là hiển nhiên, tức là nếu $n\vdots h$ thì ta có $a^{n}\equiv 1(\text{ mod }p)$. Sau đây là 1 số ví dụ áp dung bổ đề trên. Thí dụ 1. Cho $n$ là số nguyên dương lớn hơn 1 thỏa mãn $3^{n}-1\vdots n$. Chứng minh rang n chẵn. Phân tích. Để chứng minh một số n chẵn ta

Bài bất đẳng thức đề chọn đội tuyển Ams

Problem 1: Cho các số thực $a\ge b\ge 1\ge c>0$ thỏa mãn $a+b+c=3$. Chứng minh rang: $\frac{24}{a^3+b^3+c^3}+\frac{25}{ab+bc+ca}\ge 14$. Proof. Từ giả thiết ta có: $(a-1)(b-1)(c-1)\le 0$. Suy ra: $abc\le ab+bc+ca-(a+b+c)+1=ab+bc+ca-2$. Từ đó, ta có: $a^3+b^3+c^3=3abc+(a+b+c)^3-3(a+b+c)(ab+bc+ca)$ $=3abc+27-9(ab+bc+ca)\le 3(ab+bc+ca-2)+27-9(ab+bc+ca)=21-6(ab+bc+ca)$. Sử dung đánh giá vào (1) kết hợp với bất đẳng thức Cauchy-Schwart ta được : $VT(1)\ge \frac{24}{21-6(ab+bc+ca)}+\frac{25}{ab+bc+ca}$ $=\frac{4}{\frac{7}{2}-(ab+bc+ca)}+\frac{25}{ab+bc+ca}\ge \frac{(2+5)^2}{\frac{7}{2}-(ab+bc+ca)+(ab+bc+ca)}=14$ Nguồn: Fb Võ Quốc Bá Cẩn

Cách chèn latex vào blogspot

Cách 1. Dùng MathJax Bước 1. Chèn code vào template Đăng nhập phần quản trị của Blogspot > menu Chủ đề (Template). Tại giao diện đang được lựa chọn, chọn Chỉnh sửa HTML (Edit HTML). Đưa chuột vào khung chứa mã HTML, nhấn tổ hợp phím Ctrl + F để tìm kiếm. Nhập từ khóa <head> rồi Enter. Chèn đoạn code sau vào ngay sau thẻ <head>: <script src='http://cdn.mathjax.org/mathjax/latest/MathJax.js' type='text/javascript'> MathJax.Hub.Config({ extensions: ["tex2jax.js","TeX/AMSmath.js","TeX/AMSsymbols.js"], jax: ["input/TeX", "output/HTML-CSS"], tex2jax: { inlineMath: [ ['$','$'], ["\\(","\\)"] ], displayMath: [ ['$$','$$'], ["\\[","\\]"] ], }, "HTML-CSS": { availableFonts: ["TeX"] } }); </script> Ấn Lưu chủ đề. Sau khi hệ thống lưu xong, Blogspot đã có thể hiểu được các cú pháp Latex khi soạn th